Ngành Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt vị thế của nó ở Việt Nam ngày càng được nâng cao. Trong bài viết này, Fulfilment sẽ giúp bạn biết rõ thêm về định nghĩa logistics, chức năng và tầm quan trọng của nó.
Logistics là gì?

Logistics – ngành nghề mới đang phát triển mạnh mẽ
Theo hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ LAC, khái niệm Logistics là một quá trình lên kế hoạch, sau đó áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, dịch vụ, thông tin liên quan đến nguyên nhiên liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng đầu ra từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Chức năng của Logistics
Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng hóa.
Về cơ bản, Logistics gồm 2 chức năng chính gồm:
- Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất, phân phối và lưu thông các loại hàng hóa. Theo đó, Logistics sẽ cung cấp yếu tố đầu vào hoặc các giải pháp hỗ trợ để hàng hóa đi từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng một cách thuận lợi và tối ưu chi phí nhất.
- Logistics gắn trực tiếp với tình hình sản xuất của doanh nghiệp và nền kinh tế quốc nội, quốc ngoại. Các nhà cung ứng Logistics sẽ nghiên cứu thị trường, đưa ra các giải pháp (bao gồm việc tìm kiếm giải pháp từ nước ngoài) để đáp ứng và gắn kết nền kinh tế nội địa – quốc tế.
Tầm quan trọng của Logistics

Những chức năng đặc biệt của Logistics
Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, hãy cùng tìm hiểu vai trò của Logistics:
- Giúp giảm chi phí và tiết kiệm trong hoạt động phân phối, lưu thông hàng hóa. Giá cả hàng hóa trên thị trường được tính bằng tổng giá cả nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông chiếm một phần lớn trong giá cả hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa quốc tế.
- Giúp tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải. Logistics là dịch vụ có quy mô hoạt động rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động giao thông vận tải đơn thuần. Ngành vận tải hiện nay đều phải đảm bảo cung cấp các dịch vụ đáp ứng những nhu cầu của khách hàng. Họ đã trở thành một trong những thành viên của Logistics – Logistics service provider.
- Giúp phát triển, mở rộng thị trường quốc tế. Sản xuất là để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và tùy thuộc vào từng thị trường, nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp muốn mở rộng và chiếm lĩnh thị trường đều cần sự hỗ trợ của Logistics. Dịch vụ Logistics là chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa từ nơi sản xuất đến thị trường mới với những yêu cầu về thời gian, địa điểm đã định trước.
- Giúp hoàn thiện, giảm chi phí và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu trong giao dịch quốc tế là những loại giấy tờ, chứng nhận kèm theo như là xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và cam kết về sản phẩm, các giấy tờ chứng nhận từng loại hàng hóa mà tổ chức cung cấp cũng như yêu cầu. Logistics góp phần mang lại những dịch vụ trọn gói, đa dạng giúp ích rất nhiều trong việc giảm thiểu chi phí cho giấy tờ, chứng từ.
Điểm khác biệt giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng?

Điểm khác của logistics và quản lý của chuỗi cung ứng
Logistics và chuỗi cung ứng thường bị nhầm lẫn là một, trên thực tế 2 khái niệm này là lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Sau đây là điểm khác của Logistic và chuỗi cung ứng:
- Quy mô: Logistic là hoạt động xảy ra trong quy mô nhỏ, một công ty vừa và nhỏ. Còn quản lý chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm Logistics mà còn bao gồm các hoạt động phát triển sản phẩm, tiếp thị, tài chính, dịch vụ,…
- Mục tiêu: Logistics mong muốn giảm chi phí và tăng chất lượng dịch vụ. Còn quản lý chuỗi cung ứng thì lại có mục tiêu là giảm được toàn thể chi phí dựa trên tăng khả năng phối hợp và công tác, do đó nâng cao hiệu quả của hoạt động Logistics.
- Công việc: Logistics là những hoạt động vận tải, dự báo, kho bãi, giao nhận, đơn hàng, dịch vụ khách hàng. Còn quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả quản trị Logistics và sản xuất, quản trị nguồn cung cấp, hợp tác và phối hợp của khách hàng.
Các loại hình Logistics

4 loại hình đặc biệt của Logistics
Khi tìm hiểu về Logistics, bạn sẽ bắt gặp những cụm từ như 1PL, 2PL, 3PL, 4PL chúng là viết tắt của những Party Logistics, là những bên liên quan và hình thức Logistics được chia theo số lượng liên quan. Logistics có 4 loại hình:
- 1PL (First party Logistics): Doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nghiệm tất cả các hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào đến đầu ra.
- 2PL (Second party Logistics): Doanh nghiệp phải thực hiện quản lý chuỗi Logistics, có thể thuê các dịch vụ đơn lẻ như kho bãi, vận chuyển, thủ tục,… từ bên thứ 2.
- 3PL (Third party Logistics): Doanh nghiệp thuê bên thứ 2 quản lý và thực hiện tất cả hoặc một vài hoạt động của Logistics.
- 4PL (Fourth party Logistics): Doanh nghiệp thuê tất cả các dịch vụ từ đầu vào tới đầu ra để quản lý và điều hành chuỗi Logistics của mình.
Ví dụ về Logistics

Ví dụ điển hình logistics trong một doanh nghiệp
Có thể nhiều bạn sẽ chưa hình dung được cụ thể về Logistics. Hãy cùng tham khảo một ví dụ cụ thể như sau:
- Công ty A là đơn vị sản xuất và kinh doanh các loại mặt hàng may mặc. Theo định kỳ, công ty A phải lên danh sách các nguyên liệu như vải, cúc, khóa, đinh, dây,… từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho các đơn hàng cần được sản xuất.
- Các công ty vận tải sẽ kết hợp cùng công A để xác lập lịch trình xem thời gian nào về từng loại hàng nào, sử dụng phương tiện nào, có cần ghép đơn với đơn vị nào khác hay không…Lịch hàng hóa cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu của công ty, tránh lưu kho quá lâu hoặc chi phí vận chuyển quá cao.
- Trong trường hợp có sự cố, ví dụ công ty A đang cần quá gấp một lô hàng nhỏ trong danh sách các mặt hàng trên, công ty vận tải cần phối hợp cùng công ty A để có phương án giải quyết (điều phối để gửi lô hàng nhỏ về trước bằng cách ghép tuyến…)
- Công ty A và công ty vận chuyển phối hợp các thủ tục cần thiết để thông quan), đảm bảo hàng hóa thông suốt trong suốt quá trình giao hàng.
- Khi công ty A có thành phẩm, công ty vận chuyển nắm được số lượng và điểm đến của hàng hóa. Sau đó phải tư vấn cho công ty A xem nên vận chuyển như thế nào (đường bộ, đường bay, đường biển…, thời gian ra sao…)
Trong quá tình từ lúc hàng hóa được sản xuất đến tay khách hàng, Logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng và phải trải qua rất nhiều công đoạn. Ví dụ trên đây đã đưa ra mô tả tổng quan để bạn đọc có thể hình dung sơ bộ về quá trình này.
Vậy trong bài viết này chúng tôi đã giúp bạn biết thêm định nghĩa Logistics, chức năng, tầm quan trọng của nó. Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty cung cấp dịch vụ Logistics thì Fulfillment là một lựa chọn đúng đắn. Với 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Fulfillment Việt Nam – đối tác đáng tin cậy của khách hàng.