Kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu sao cho hiệu quả nhất? Xu hướng bán hàng online hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Trong số các kênh bán hàng trực tuyến thì sàn thương mại điện tử Shopee hiện đang là một trong những kênh bán hàng có lượt truy cập mua và bán nhiều nhất hiện nay. Dưới đây là 8 bí quyết kinh doanh trên shopee cho người mới bắt đầu mà bạn nên tham khảo.
Chọn sản phẩm phù hợp

Lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp là kinh nghiệm kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu
Nên kinh doanh gì cho người mới bắt đầu? Khách hàng tiềm năng của Shopee đa phần là giới trẻ và các bà mẹ có con nhỏ, nên việc bán các sản phẩm phụ kiện, thời trang, mỹ phẩm với giá rẻ trên thị trường là rất phù hợp. Giới trẻ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân, những sản phẩm đồ thể thao hay thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cũng là sự lựa chọn hợp lý. Sau khi chọn được sản phẩm, việc chọn đơn vị fulfillment cũng hỗ trợ bạn rất nhiều trong khâu quản lý bán hàng. Vậy Fulfillment là gì? Hiện nay có 2 nhóm sản phẩm chủ yếu bạn nên quan tâm:
Hoàng hóa thông dụng:
Đây là những sản phẩm thuộc một số ngành hàng như đồ Mẹ và bé, đồ gia dụng đời sống, đồ điện tử… Những mặt hàng này có sự cạnh tranh dù rất gay gắt, nhưng bản chất của kinh doanh là mạo hiểm, bạn phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ trong cùng phân khúc để nâng cao kinh nghiệm của bản thân và cải thiện hơn về giá và chất lượng.
Sản phẩm ngách:
Đây là những loại sản phẩm có ít người bán, ít cạnh tranh vì ít phổ biến và thường hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ sữa cho người suy dinh dưỡng, thực phẩm cho người ăn kiêng, quần áo bigsize hay các thiết bị cao cấp… Do nhu cầu ít nên bạn không cần nhập nhiều hàng, nhưng bạn vẫn cần nắm rõ khách hàng của mình nếu muốn đi kinh doanh theo hướng này.
Dù vậy nếu bạn muốn bán một sản phẩm nào đó, bạn cần phải tạo niềm tin với khách hàng bằng việc công khai nguồn gốc của hàng hóa, sản phẩm một cách rõ ràng và đảm bảo. Đây là một kinh nghiệm kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu bạn cần lưu ý.
Chăm chút về sản phẩm up trên shopee

Hình ảnh sản phẩm ưa nhìn sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng
Chăm chút 2 điều dưới đây để shop của bạn thu hút được lượng lớn người tiêu dùng khi up sản phẩm lên kênh bán hàng:
Chú trọng về chất lượng ảnh
Một trong những kinh nghiệm bán hàng shopee cho người mới bắt đầu chính là đầu tư đội ngũ chụp hình sản phẩm. Đây là điều bạn nên làm để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tính chuyên nghiệp của cửa hàng.
Dù bạn có ghi chú tốt đến đâu thì nó vẫn sẽ thua một bức ảnh đẹp có đường nét, thiết kế sắc sảo. Hình ảnh chính là yếu tố tiên quyết để quyết định xem khách hàng có nhấn vào xem sản phẩm của bạn hay không.
Xem thêm: Nên bán gì trên Shopee? 8 mặt hàng bán chắc chắn lãi
Xem thêm: Bán hàng trên Shopee cần chuẩn bị những gì?
Chú trọng về nội dung, bố cục ảnh
Bạn có thể thuê mẫu ảnh hay trang trí phông nền bắt mắt làm nền cho sản phẩm cần chụp để có được những bức hình ưng ý nhất. Bức ảnh đẹp, có bố cục gọn gàng chắc chắn sẽ thu hút khách hàng.
Quan tâm, chăm sóc khách hàng
Vì khách hàng là thượng đế nên khi tư vấn bán hàng cho khách, bạn cần phải có thái độ ân cần, niềm nở và có trách nhiệm với họ. Luôn theo dõi tin nhắn để đáp ứng nhu cầu được tư vấn trong thời gian sớm nhất của khách hàng. Hành động này sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng.
Các chủ shop cũng nên hỗ trợ nhiều hình thức ship hàng, thực hiện các chương trình giảm giá hàng tháng, chăm sóc khách hàng thông qua việc hỏi thăm sau khi nhận được đơn hàng và xin đánh giá dịch vụ từ phía họ. Với việc làm này, bạn sẽ tạo được dựng được niềm tin cũng như sự hài lòng ở khách hàng. Điều này giúp người mua hàng nghĩ rằng mình được tôn trọng và chắc chắn sẽ quay trở lại mua hàng trong lần tiếp theo.
Tham gia vào các chương trình khuyến mãi của shopee
Cách kinh doanh trên shopee cho người mới bắt đầu hiệu quả có thể thông qua việc tham gia vào các chương trình tặng quà cho khách. Trên những món quà tặng, bạn có thể đính kèm vài dòng lời chúc ý nghĩa. Với hành động ý nghĩa như này thì khách hàng dù khó tính đến mấy cũng sẽ mềm lòng và thích thú.
Khi bắt đầu kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu, bạn cũng nên thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi đan xen lẫn nhau và tham khảo, nghiên cứu xem loại chương trình nào đang tạo ra doanh số tốt nhất.
Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng khuyến mãi chỉ là sự thu hút tại một thời điểm còn chất lượng sản phẩm luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, bạn không nên bán các mặt hàng sản phẩm kém chất lượng tại các chương trình này. Đồng thời bạn không nên lợi dụng phương pháp này bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự đánh giá của các sản phẩm khác trong cửa hàng.
Xây dựng thương hiệu trên shopee và các nền tảng mạng xã hội
Shopee là một sàn thương mại điện tử có sự cạnh tranh rất gay gắt. Vì vậy mỗi gian hàng được bán trên sàn thương mại điện tử này cần phải xây dựng thương hiệu riêng để tạo sự khác biệt trong mắt hàng ngàn đối thủ và đồng thời tạo dựng niềm tin và sự gắn kết chặt chẽ với khách hàng và các doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường để tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp trên shopee
Trên thực tế, khách hàng thường đánh giá một thương hiệu thông qua cách sản phẩm được trưng bày trên gian hàng. Và đây là yếu tố quyết định sự ấn tượng của người mua hàng đối với shop của bạn. Vì vậy, tạo một phong cách độc đáo cho gian hàng là một trong những kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu nên tham khảo bởi nó sẽ mang lại hiệu quả trong quá trình xây dựng thương hiệu của bạn.
Bên cạnh đó, về phần mô tả sản phẩm, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin của mặt hàng như tính năng, thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo hành… để có thể tạo được lòng tin với khách hàng, góp phần nâng cao khả năng chốt đơn hàng thành công.
Đối với phần danh mục sản phẩm, các chủ shop cần có tối thiểu 3 danh mục sản phẩm và bạn phải tách biệt rõ ràng các sản phẩm trong từng danh mục để khách hàng dễ dàng tìm kiếm theo nhu cầu. Điều này sẽ giúp cho cửa hàng của bạn trở nên có tổ chức và giống như một cửa hàng offline thông thường.
Muốn xây dựng thương hiệu kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu, bạn còn phải xây dựng mọi thứ chuyên nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để đạt được điều này, cách tốt nhất là tìm nguồn hàng chất lượng cao và cung cấp cho khách hàng dịch vụ chăm sóc, tư vấn “tận tâm nhất”trong khi mua hàng và sau khi mua hàng.
Xem thêm: Bán hàng trên shopee có cần máy in không?
Xem thêm: 8 kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả cho người mới
Kinh doanh Shopee cho người mới bắt đầu – Tối ưu seo cho gian hàng shopee
Để tăng đơn hàng trên Shopee, bạn cần tối ưu seo cho gian hàng shopee của mình, đây là một trong những cách hướng dẫn bán hàng shopee cho người mới bắt đầu. Tối ưu seo cho gian hàng shopee là bí quyết kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu để nâng cao thứ hạng hiển thị các mặt hàng của shop trên trang kết quả khi khách hàng tìm kiếm từ khóa liên quan nhằm gia tăng lượt mua hàng của sản phẩm.
Bạn muốn chạy seo shopee hiệu quả, trước tiên bạn phải xác định từ khóa cho sản phẩm và cho doanh nghiệp của bạn dựa trên sản phẩm mà bạn đang tiếp thị. Sau đó tìm kiếm từ khóa đó trên các công cụ đo lường của Google, bằng các công cụ này, bạn sẽ biết được những từ khóa nào có lượng tìm kiếm cao để đưa vào sử dụng khi thực hiện seo.
Bên cạnh đấy, bạn cũng nên sử dụng thêm các từ khóa chính và từ khóa phụ trong phần mô tả của sản phẩm để nâng cao khả năng tìm kiếm.
Tăng các chỉ số của gian hàng: đánh giá, theo dõi

Bí quyết giúp các doanh nghiệp gia tăng lượng theo dõi, đánh giá là gì
Số lượng lượt đánh giá, theo dõi của gian hàng rất quan trọng vì chúng giúp các chủ shop đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định phát triển thương hiệu dựa trên các chỉ số này.
Bí quyết tăng chỉ số theo dõi cho gian hàng:
Chạy quảng cáo cho cửa hàng của bạn sẽ giúp shop xuất hiện ở những vị trí “Top” trên Shopee và có thể tăng được số lượng lớn người theo dõi tiềm năng trong thời gian ngắn. Lượt theo dõi cao trên shopee sẽ giúp cửa hàng tăng khả năng thu hút người mua hàng và tạo dựng độ uy tín.
Khi thực hiện kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu thì việc tham gia vào các chương trình giảm giá của sàn thương mại điện tử shopee là một trong những giải pháp tăng follow hiệu quả hiện nay. Ưu điểm của chiến lược này chính là lượt follow bạn nhận được đều từ những khách thật chứ không phải là followers ảo.
Bí quyết tăng chỉ số đánh giá cho gian hàng:
Kết quả đánh giá của khách hàng về các sản phẩm trong gian hàng của bạn trên Shopee là một tiêu chí quan trọng giúp shop nâng cao tỷ lệ chốt đơn hàng thành công. Điều này còn giúp các chủ cửa hàng xác định được mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Nhờ đó, các bạn có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
Bí quyết để tăng chỉ số đánh giá kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu là bạn nên cung cấp cho khách hàng phiếu hướng dẫn đánh giá khi giao hàng để khuyến khích họ xem xét trước khi đánh giá sản phẩm nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ cho cửa hàng. Cùng với đó, bạn cũng nên khuyến khích khách hàng báo lại các tình trạng sản phẩm nhận được bị lỗi hoặc sự cố trước khi đưa ra những đánh giá không tốt về cửa hàng.
Chăm Livestream trên shopee
Việc tận dụng sử dụng tính năng phát trực tiếp trên nền tảng shopee cũng là một cách tăng đơn hàng khi kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu.
Nhờ công cụ livestream trên Shopee, các chủ cửa hàng có thể tiếp cận với người mua hàng đồng thời dễ dàng mang các sản phẩm đến gần khách hàng hơn thông qua việc review sản phẩm ngay trên sóng trực tiếp. Thông qua livestream, người mua hàng được theo dõi trực tiếp các sản phẩm và có cơ sở để đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng.
Với những chia sẻ về 8 bí quyết kinh doanh shopee cho người mới bắt đầu ở trên, chúng tôi mong rằng các bạn có thể tìm ra cho mình chiến lược phù hợp nhất để nâng cao chất lượng kinh doanh online.
Mời các bạn tham khảo các dịch vụ hỗ trợ phát triển bán hàng online đến từ Fulfillment Việt Nam, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ sau đây nếu bạn có nhu cầu cần được giải đáp:
Fulfillment Việt Nam:
Địa chỉ: 8 Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Phone: +84 98 145 88 99
Email: [email protected]