Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu quốc tế bằng đường biển thì khái niệm về hàng lẻ LCL hay LCL Shipment là rất phổ biến và quen thuộc. Vậy bạn đã biết hàng LCL là gì chưa? Hãy cùng Fulfillment Vietnam tìm hiểu ngay trong bài viết này về hàng LCL và phân biệt sự khác nhau giữa hàng LCL với hàng FCL nhé!
Hàng LCL là gì?
Hàng LCL là gì? Hàng LCL – viết tắt của “Less than Container Load”,hay có thể gọi là hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép. Đây là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành vận tải biển để chỉ các đơn hàng hoặc lô hàng không đủ lớn để xếp kín vào một container vận chuyển. Thay vì đóng container riêng, các đơn hàng LCL sẽ được tổng hợp và đóng gói chung trong một container duy nhất với hàng hóa của các bên khác để tiết kiệm chi phí xuất/nhập khẩu và tối ưu hóa sử dụng không gian trống.
Trong vài trường hợp thì khi nói hàng LCL cũng là ám chỉ luôn cách thức giao nhận vận tải của hàng hóa này đó là chờ ghép hàng nguyên container.

Hàng LCL là gì? LCL – chỉ đơn hàng hoặc lô hàng không đủ lớn để xếp kín vào một container
Đặc điểm của vận chuyển hàng lẻ LCL
Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL bao gồm có các đặc điểm như sau:
- Phía bên chủ hàng sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng LCL đến địa điểm đóng hàng vào container, thường sẽ là kho khai thác hàng lẻ CFS (Container Freight Station).
- Chủ hàng cần phải cung cấp đầy đủ giấy tờ, chứng từ có liên quan tới hàng hóa và tiếp nhận vận đơn “House Bill of Lading” do công ty giao nhận phát hành.
- Trong nhiều trường hợp thì vận chuyển hàng lẻ là dịch vụ vận chuyển được kết hợp giữa hai hình thức vận chuyển LCL và FCL, đó có thể là gửi nguyên container – giao lẻ (FCL/LCL) hay gửi lẻ – giao nguyên container (LCL/FCL).
Địa điểm tập kết hàng LCL
Để thuận tiện cho việc tổng hợp, xử lý và đóng/ghép hàng hóa, hàng LCL thường được tập kết tại các điểm gom hàng lẻ (kho CFS) hoặc các nhà ga hàng hóa/kho hàng không kéo dài.
Các cơ sở này thường được quản lý dưới sự giám sát của cơ quan hải quan để đảm bảo rằng các thủ tục xuất/nhập hàng được thực hiện theo đúng quy định và hỗ trợ xử lý nhanh chóng các thủ tục hải quan cho quá trình thông quan hàng hóa.
Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng lẻ LCL là gì?
Trong quá trình vận chuyển hàng lẻ LCL, trách nhiệm của các bên là rất quan trọng và đặc biệt là phải hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Cụ thể như sau:
Trách nhiệm đối với chủ hàng gửi LCL (Shipper)
- Gói đóng, sắp xếp và vận chuyển các lô hàng lẻ LCL đến điểm tập trung đóng ghép (kho CFS hoặc kho hàng không kéo dài).
- Hoàn thiện thủ tục hải quan cho các lô hàng (thường tại các văn phòng hải quan có mặt tại các điểm gom/tách hàng LCL) và thực hiện các thủ tục liên quan.
- Cung cấp thông tin về các lô hàng cho người gom hàng để lập vận đơn và xác nhận.
Xem thêm: Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm, quy trình và vai trò
Trách nhiệm đối với đơn vị cung cấp dịch vụ gom hàng (Consolidator)
- Tiếp nhận thông tin về hàng lẻ LCL cần đóng/ghép.
- Thực hiện công việc sắp xếp, phân loại, và xếp hàng LCL vào container trước khi vận chuyển đến kho CFS.
- Cung cấp cho khách hàng house bill.
- Thông báo khi kiện hàng đã an toàn cập bến thành công.
Trách nhiệm đối với nhà vận chuyển hàng lẻ LCL
Nhà vận chuyển hàng LCL có trách nhiệm là bảo quản, đảm bảo hàng hóa được an toàn, không hư hỏng cho tới khi cập bến.

Nhà vận chuyển hàng LCL có trách nhiệm bảo quản, đảm bảo hàng hóa được an toàn, không hư hỏng
Trách nhiệm đối với bên nhận hàng LCL
- Thực hiện sắp xếp giấy tờ nhập khẩu và thủ tục hải quan cho hàng hóa.
- Xuất trình vận đơn cho bên gom hàng hay đại diện của công ty gom hàng để nhận hàng tại nơi trả hàng.
- Tiếp nhận hàng tại kho CFS.
Hình thức vận chuyển hàng lẻ LCL
Để vận chuyển hàng LCL có hai hình thức chính sau đây:
- Direct (trực tiếp): hàng sẽ được chuyển thẳng từ cảng A đến cảng B theo như yêu cầu trong hợp đồng ngoại thương mà không phải tháo dỡ, chuyển tải ở các cảng khác nhau.
- Via (trung chuyển): hàng hóa khi muốn vận chuyển từ cảng A sang cảng B có thể sẽ phải trung chuyển sang cảng C để đóng dỡ chuyển container trước khi đến được cảng đích B.
Quy trình xuất/nhập khẩu hàng LCL
Quy trình xuất khẩu hàng LCL
Bước 1: ký hợp đồng ngoại thương
Sau đàm phán, thương lượng quyền lợi đôi bên thì nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương.
Bước 2: nhận thanh toán tiền hàng từ phía nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu nhận tiền cọc hoặc thanh toán theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết.
Bước 3: tiến hành giao hàng
Dựa theo điều kiện Incoterm và thời gian được thỏa thuận như hợp đồng, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Quy trình cụ thể như sau:
- Chọn công ty cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ phù hợp.
- Tiến hành đặt chỗ với công ty gom hàng lẻ LCL.
- Thuê xe tải vận chuyển nội địa.
- Đóng gói hàng hóa theo đúng thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng.
- Thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.
- Vận chuyển hàng hóa về kho CFS để giao cho công ty gom hàng LCL.
Bước 4: gửi bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu cho nhà nhập khẩu
Sau khi đã vận chuyển thành công, nhà xuất khẩu cần hoàn thành bộ chứng từ hàng hóa theo quy định của hợp đồng ngoại thương và gửi tới nhà nhập khẩu. Cần kiểm tra chính xác bộ chứng từ để nhà nhập khẩu tiếp nhận hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng.

Hàng LCL là gì? Quy trình xuất khẩu hàng LCL bao gồm 4 bước
Quy trình nhập khẩu hàng LCL
Bước 1: ký kết hợp đồng ngoại thương
Hoạt động ký kết hợp đồng ngoại thương sẽ diễn ra khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đã thỏa thuận thương lượng và đồng ý với nhau những điều khoản trong hợp đồng bao gồm chủng loại/quy cách đóng hàng, đơn giá, điều khoản thanh toán, ngày xếp hàng, điều kiện Incoterm,…
Bước 2: xin cấp giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Nếu hàng hóa thuộc nhóm hàng nhập khẩu có điều kiện phải được cơ quan nhà nước cấp giấy phép thì nhà nhập khẩu sẽ cần xin giấy phép nhập khẩu.
Bước 3: thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu theo đúng hợp đồng đã ký
Nhà nhập khẩu đưa tiền cọc hoặc thanh toán tiền theo hợp đồng ngoại thương đã ký sau khi xin được đủ giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
Bước 4: xác nhận giao hàng hóa, kiểm tra bộ chứng từ
Dựa theo điều kiện Incoterm và thời gian giao hàng trên hợp đồng, nhà xuất khẩu thu xếp và tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu. Khi đã hoàn tất việc giao hàng nhà xuất khẩu hoàn thành bộ chứng từ xuất từ hàng hóa theo đúng hợp đồng ngoại thương và gửi cho nhà nhập khẩu. Đồng thời kiểm tra chính xác bộ chứng từ này để đảm bảo quá trình nhận hàng diễn ra thuận lợi.
Bước 5: hoàn thành thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu
Bước này nhà nhập khẩu có thể tự làm thủ tục hải quan thông quan cho hàng lô hàng kẻ hoặc có thể sử dụng thêm dịch vụ khai báo hải quan từ công ty giao nhận.
Bước 6: vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về kho
Sau khi có được tờ khai đóng dấu thông quan và ký giám sát thì nhà nhập khẩu mang phiếu xuất kèm mã vạch để nhận hàng tại kho CFS. Hàng hóa được nhận tại kho CFS để vận chuyển về kho riêng là lúc quy trình giao nhận hàng lẻ LCL kết thúc.
Cách tính cước hàng lẻ LCL
Trước khi biết cách tính cước hàng kẻ LCL thì bạn cần phải hiểu một số thuật ngữ sau đây:
- CBM (Cubic Meter hay còn gọi là mét khối) là đơn vị phổ biến nhất sử dụng để ước lượng thể tích (volume) của hàng hóa. Công thức tính: chiều dài (m) x chiều rộng (m) x chiều cao (m).
- Metric Ton (MT) là đơn vị dùng để chỉ trọng lượng hàng hóa (weight). Tỷ lệ quy đổi: 1 Metric Ton = 1.000 Kilogram.
- Freight Ton (FT) và Revenue Ton (RT) là giá cước vận chuyển hàng LCL, xác định bằng cách so sánh giá của CBM và MT. Giá cước nào cao hơn thì sẽ dùng cho lô hàng.
Xem thêm: Dịch vụ fulfillment là gì? Quy trình và loại hình dịch vụ
Các bước tính giá cước vận chuyển cho một kiện hàng lẻ LCL:
Bước 1: đo kích thước chiều dài, rộng, cao của kiện hàng theo đơn vị mét (m) để tính ra thể tích kiện hàng này.
Ví dụ: kích thước của kiện hàng là dài: 3,5m x rộng: 1,5m x cao: 2,2m thì thể tích kiện hàng này sẽ là 3,5 x 1,5 x 2,2 = 19,25 CBM.
Bước 2: cân kiện hàng để tính trọng lượng theo đơn vị tấn (MT).
Ví dụ: kiện hàng được cân có trọng lượng là 1,5 tấn (1.500 kg)
Bước 3: dựa theo giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL mà công ty gom hàng lẻ đưa ra, bạn tính giá cước theo đơn vị thể tích và trọng lượng.
Ví dụ: giá cước được báo từ công ty vận chuyển là 12 USD/tấn hàng hóa, giá cước vận chuyển cho kiện này sẽ là:
- Giá cước tính theo thể tích (CBM): 19,25 CBM x 12 USD = 231 USD
- Giá cước tính theo trọng lượng (MT): 1,5 tấn x 12 USD = 18 USD
Bước 4: so sánh giá cước giữa 2 cách trên và giá cước nào cao hơn sẽ được áp dụng cho kiện hàng này.
Ở ví dụ trên, giá cước theo thể tích (CBM) cao hơn giá cước tính theo trọng lượng (MT) nên mức phí vận chuyển cho kiện hàng này được áp dụng là: 231 USD (Revenue Ton).
Sự khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL là gì?
Hàng LCL | Hàng FCL | |
Chi phí | Khối lượng mặt hàng nhỏ lẻ không chiếm nhiều diện tích container nên tiết kiệm chi phí khi vận chuyển. | Cần phải trả một chi phí cố định cho việc sử dụng toàn bộ container, thích hợp sử dụng khi vận chuyển hàng hóa số lượng lớn, hàng cồng kềnh, kích thước lớn không thể ghép chung container. |
Thời gian vận chuyển | Thời gian vận chuyển thương lâu hơn do phải gom nhiều lô hàng, phân loại, đóng vào nhằm lấp đầy container rồi mới vận chuyển. Có thể chậm trễ tại cảng do sự quản lý kiểm tra của cơ quan hải quan. | Thời gian thường ngắn hơn vận chuyển hàng LCL bởi hàng hóa chỉ cần được xếp lên hoặc dỡ khỏi container và vận chuyển. |
Rủi ro đối với hàng hóa | Nhiều loại hàng hóa cùng đóng trong một container nên dễ gặp rủi ro hư hỏng, mất mát. | Container được niêm phong và tiến hành vận chuyển ngay sau khi hàng hóa được xếp hoàn chỉnh vào container, điều này giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng hàng hóa. |

Hàng FCL và LCL có sự khác nhau về chi phí, thời gian vận chuyển, rủi ro đối với hàng hóa
Ưu và nhược điểm của hàng LCL và FCL
Cả hàng FCL và hàng LCL thì đều có những ưu và nhược điểm của mình, dưới đây là những ưu và nhược điểm của hai loại hàng hóa này:
Hàng LCL | Hàng FCL | |
Ưu điểm | – Lựa chọn tối ưu khi vận chuyển hàng hóa có trọng tải nhỏ. – Chi phí và quy trình quản lý hàng tồn kho ít tốn kém hơn hàng FCL. | – Thời gian vận chuyển thường ngắn hơn hàng LCL. – Ít xảy ra hư hỏng hàng hóa. – Phù hợp với vận chuyển số lượng hàng hóa lớn, các mặt hàng to cồng kềnh,… |
Nhược điểm | – Nhiều khả năng hư hỏng hàng hóa. – Thời gian vận chuyển hàng hóa lâu hơn. – Có thể phát sinh sự cố chậm trễ trong việc giao hàng. | – Chi phí phải bỏ ra cho tồn kho cao hơn. – Nếu vận chuyển hàng nhỏ lẻ sẽ tốn nhiều chi phí. – Vì là hàng hóa số lượng lớn hay cồng kềnh nên việc tháo dỡ phức tạp hơn. |
Trên đây là bài viết về hàng LCL là gì và sự khác nhau giữa hàng lẻ LCL và hàng FCL mà Fulfillment Vietnam cung cấp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh của bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!